Tê Lòng Bàn Chân? Đã Có Ngay Muối Hồng Himalaya
Chân vừa đảm bảo chức năng vận động, vừa gánh trọng trách “chịu” sức nặng của cơ thể khi chúng ta di chuyển. Áp lực lên đôi chân hằng ngày là rất lớn, đặc biệt là những người hay di chuyển hoặc là vận động viên. Lâu ngày chúng ta cảm nhận chân đôi khi mất cảm giác, nhiều khi xuất hiện cảm giác châm chít như kiến bò. Dấu hiện này xuất hiện càng ngày với tần suất càng cao, đó là lời cảnh báo sớm cho những căn bệnh cần được can thiệp và điều trị kịp thời.
Tê lòng bàn chân – những nguyên nhân không ngờ tới
1. Bệnh nhân thừa cân, béo phì
Những người có cân nặng “quá khổ” sẽ dồn rất nhiều áp lực lên chân khi di chuyển, vô tình đè nặng lên đôi chân vốn dĩ sẽ không phát triển khi cân nặng của bạn tăng. Lượng mỡ thừa quá nhiều gây chèn ép các mạch máu hay các dây thần kinh, các cơ bị chèn ép nghiêm trọng gây nên tê bì chân, đặc biệt là lòng bàn chân.
2. Bệnh nhân tăng huyết áp
Huyết áp tăng cao khiến thành mạch máu phải chịu nhiều áp lực, nếu áp lực quá cao bắt buộc tim phải hoạt động nhiều để đủ cung cấp máu. Khi áp lực tăng cao mà lượng máu thiếu hút sẽ khiến máu lưu thông không đủ tới các chi, gây nên chứng tê lòng bàn chân. Nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài không được can thiệp kịp thời sẽ gây nên đột quỵ, ảnh hưởng đến tim và tổn thương thận.
3. Bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường biến chứng nhiễm trùng sẽ làm cho các chi bị tê, mất cảm giác, đặc biệt là chân do thường ngày chịu nhiều áp lực. Nguyên nhân bệnh nhân đái tháo đường ảnh hưởng tới các chi được lý giải là do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do nhiễm trùng gây ra.
4. Thiếu máu
Khi cơ thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu, tim, não không đủ các dưỡng chất để cung cấp cho các chị, nguy cơ tay chân bị tê, đi lại khó khăn là rất cao. Máu rất cần thiết cho não, khi cơ thể thiếu máu sẽ dẫn đến tình trạng choáng váng, mệt mỏi, rối loạn cảm giác, nghiêm trọng hơn là đột quỵ- một bệnh lý cực kì nguy hiểm.
5. Các bệnh liên quan đến xương khớp
Những bệnh nhân từng bị các chấn thương xương khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống làm chèn ép lên các mạch máu cũng dẫn tới nguyên nhân tê bì lòng bàn chân. Các chấn thương này ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới quá trình sinh hoạt thậm chí là tàn phế.