Bị Tê Đầu Ngón Tay Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm
Một ngày, bạn cảm thấy đầu ngón tay mình bị tê, nhưng cảm giác tê nhẹ và không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Vậy nên, bạn lơ là điều này.
Dần dần, tần suất tê đầu ngón tay dày hơn, có thể kèm theo các cảm giác như kim chích, hoặc kiến bò, tê tay bắt đầu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Lúc này, bạn mới bắt đầu lo lắng và tìm cách “đuổi cổ” các triệu chứng này. Tê đầu ngón tay không đơn giản như bạn tưởng, không chỉ là cảm giác khó chịu mà có còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân của việc tê đầu ngón tay
Các ngón tay được điều khiển bởi não bộ thông qua các dây thần kinh, nếu dây thần kinh bị nén hoặc kích thích thì có thể cơ thể sẽ bị tê liệt.Tê đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của việc thiếu canxi dẫn đến loãng xương, đặc biệt là đối với phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi.
Ngoài ra, tê tay có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường, thiếu máu não, xơ vữa động mạch và rất nhiều những bệnh nguy hiểm khác.
Tê đầu ngón tay – cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
1/ Bệnh tiểu đường
Đây là bệnh rất nhiều người mắc phải và để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bình thường, khi đói lượng đường trong máu dưới 100mg/dL, nếu trên 100 nghĩa là cơ thể đã bị tiểu đường. Insulin là một loại hoocmon đưa Glocose đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho tế bào. Nếu bị tiểu đường loại 1, có thể mất đi khả năng sản xuất Isulin. Nếu bị tiểu đường cấp 2, cơ thể sẽ khó sử dụng Insulin. Khi Isulin không hoạt động, lượng glucose sẽ ở trong máu và gây nên bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với nhiều cơ quan trong cơ thể như: suy thận, nhồi máu cơ tim, suy giảm thị lực, tổn thương thần kinh,… thậm chí dẫn đến tử vong.
2/ Bệnh loãng xương do thiếu canxi
Tê đầu ngón tay còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh loãng xương do thiếu canxi, bệnh này thường xuất hiện ở người lớn tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh. Khi việc thiếu canxi trầm trọng hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nguy hiểm khác như hay quên, suy nhược thần kinh, đau đầu, tăng huyết áp.
Để phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để đo lượng canxi trong máu, cũng như kiểm tra mật độ xương.
3/ Xơ vữa động mạch
Là tình trạng chất béo tích tụ lại trong thành động mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Các mảng này lớn dần gây hẹp thành động mạch. Thậm chí, các mảnh xơ vữa này bị vỡ khiến cho tế bào tiểu cầu cũng như hệ thống đông máu bị hoạt hóa, hình thành những cục máu đông gây tắc động mạch.
Đây là một căn bệnh để lại rất nhiều những biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tê liệt bàn chân,…