Giảm Tê Gót Chân Khi Ngủ Với Muối Hồng Himalaya
Khi đi gót chân chúng ta chạm đất trước chứ không phải cả bàn chân không. Chính vì lý do này mà gót chân thường sẽ chịu lực nhiều nhất khi di chuyển, những tổn thương xảy ra là không thể tránh khỏi. Người bệnh thường chịu những cơn đau, cảm giác như có kim châm vào gót, gây nhói, buốt, khó khăn cho sinh hoạt, nhất là trong khi ngủ. Bệnh lý này được lý giải như thế nào?
Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh tê gót chân
Nguyên nhân đầu tiên là do gan bàn chân bị căng ra quá mức. Gan bàn chân là nơi giúp nâng đỡ, chịu sức nặng của cơ thể. Khi lực tác động lên cơ thể quá lớn do di chuyển nhiều, bệnh nhân béo phì hay vận động mạnh sẽ làm cho các gan bàn chân căng ra, chỗ bám vào gót vì thế sẽ bị rách, lâu ngày hình thành nên gai gót chân, gây cảm giác đau nhức.
Ngoài ra, nó còn là hậu quả của việc suy gan tĩnh mạch chi dưới, làm cho máu lưu thông theo chiều ngược lại. Bình thường máu sẽ lưu thông từ chân về tim, nhưng giờ chúng sẽ di chuyển theo hướng ngược lại, làm giãn, tăng áp lực lên tĩnh mạch và kéo theo biến chứng là đau nhức, nặng, đau gót chân.
Việc mang giày cao gót nhiều cũng gây nên biến dạng cho bàn chân, gây những áp lực cho chân đặc biệt là gót chân, có thể gây giãn gan bàn chân do chân phải ở trạng thái không phù hợp trong thời gian dài.
Một nguyên nhân khác được đề cập tới ở đây là dành cho những vận động viên, những người hay vận động nhưng khởi động không đúng cách. Điều này vô tình làm cho gan bàn chân đang cứng co duỗi không kịp thời nên khi vận động gây ảnh hưởng đến gót chân, gây đau khi vận động và để lại những chấn thương lâu dài về sau.
Cách Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tối Ưu
Để có một giấc ngủ ngon cũng như hạn chế thấp nhất hiện tượng tê gót chân khi ngủ cần tuân thủ theo những nguyên tắc điều trị bệnh được giới thiệu sau đây.
Xem Thêm Thông Tin Bài Viết Cùng Chủ Đề: