Làm Sao Để Giảm Đau Nhức Tay Chân Khi Mang Thai?
Khi mang thai hầu hết các bà mẹ đều gặp phải tình trạng tay chân tê mỏi, buồn bực, cảm giác như là kim châm. Mặc dù, triệu chứng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần bà bầu và thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê nhức tay chân ở bà bầu
Hiện tượng tê tay chân thường gặp ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 5, 6 cho đến hết thai kì. Đặc biệt khi thai càng lớn thì bà bầu càng tăng cân nhiều, chèn ép các mạch máu, khiến cho việc tuần hoàn, lưu thông máu không tốt dẫn đến các hiện tượng tay chân tê nhức sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra, tê tay chân khi mang bầu còn còn do một số nguyên nhân thuộc về bệnh lý gây ra như: Khi mang bầu, phụ nữ bị thiếu vitamin và khoáng chất như B1, B2, acid folic… thiếu máu hạ đường huyết do bị thiếu sắt. Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường, cao mỡ máu, béo phì cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tê mỏi tay chân.
Theo các chuyên gia, một số trường hợp tê tay chân ở phụ nữ mang thai còn liên quan đến yếu tố đột quỵ ở thai phụ chứ không đơn thuần là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Một số ít, trường hợp bị tê tay chân ở phụ nữ mang thai còn liên quan đến bệnh hội chứng đường hầm cổ tay, khi rãnh cổ tay bị sưng, nó sẽ khiến các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh. Áp lực này sẽ khiến các đầu ngón tay bị tê, lây lan sang cả bàn tay.
Triệu trứng tê bì tay chân ở bà bầu như thế nào?
Ban đầu biểu hiện của triệu chứng này rất nhẹ, đơn giản chỉ là một cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, chân giống như bị kim chích hoặc kiến bò. Nặng hơn có thể kèm theo cảm giác nóng và hơi đau nhức.
Với bà bầu, tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường không cần phải điều trị. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu nên đi khám trong trường hợp tê tay chân kéo dài thường xuyên và kèm theo các triệu chứng như không nhấc nổi cánh tay, hoa mắt, chóng mặt, căng cơ… bởi đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm khác.